BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ DINH DƯỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh!
Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khoẻ của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khoẻ.
Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin. Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, chúng ta cần thực hiện đa dạng hoá bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, ví dụ như chỉ ăn thịt, cá mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau và hoa quả.

Ăn đủ bốn nhóm chất trong mỗi bữa ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.
- Ăn thức ăn giàu đạm với tỷ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá.
- Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.
- Ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Ăn đúng bữa, không ăn vặt; không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
- Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày nên chúng ta cần được ăn bữa sáng đầy đủ.
- Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi.
- Không ăn mặn.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, phẩm chất đạo đức và tâm lý.
- Giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và lao động.

Bên cạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chúng ta cần tăng cường các hoạt động thể lực đều đặn để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì:
- Tích cực tham gia các giờ thể dục ở trường
- Tham gia chơi các trò chơi vận động trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học
- Tham gia các hoạt động thể thao(như đá bóng, bóng rổ, bơi lội, tập võ, múa, đá cầu, cầu lông, thể dục nhịp điệu , bóng bàn, nhảy dây, kéo co, các bài thể dục thông thường, thể dục nhịp điệu, v.v).
- Tăng cường đi bộ đến trường và về nhà hằng ngày (nếu có thể)
- Tích cực giúp cha mẹ làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, phụ giúp công việc làm bếp
- Tăng cường đi cầu thang bộ
- Không nên lười vận động như ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử, điện thoại.


Vai trò của hoạt động thể lực đối với học sinh tiểu học
+ Giúp nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực: nâng cao các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mền dẻo của cơ thể.
+ Tạo điều kiện để cơ thể phát triển cân đối; kích thích và tăng cường hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, làm cơ sở quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển lành mạnh và giảm chấn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt.
+Giúp tăng cường nhận thức
- HĐTL giúp học sinh luôn nhanh nhẹn, thoải mái, tiếp thu bài tốt, cải thiện thành tích học tập.
- HĐTL cũng giúp làm giảm căng thẳng, bồn chồn và thiếu tập trung do phải ngồi liên tục trong lớp học.
+ Làm giảm yếu tố nguy cơ bệnh mạn tính trong tương lai. HĐTL ở học sinh là nền tảng cho sức khỏe tương lai tốt hơn.
- Nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe xấu liên quan đến ít HĐTL như bệnh tim, đột quỵ, béo phì;
Chú ý: Sắp xếp cường độ, khối lượng và thời gian rèn luyện thể lực hợp lý. Đối với học sinh tiểu học mỗi ngày phải đảm bảo hoạt động thể lực khoảng 60 phút, người (theo khuyến cáo của tổ chức WHO).
Người tuyên truyền
Cô Nguyễn Thị Nga - CB y tế